Tin tức mới cập nhật
BỎ TÚI BÍ QUYẾT TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU TRONG PHỎNG VẤN
By Blog
1. Điểm mạnh
Trên thực tế, không phải ai cũng có thể trả lời trơn tru về điểm mạnh của bản thân. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị sẵn bằng cách nhận thức rõ được điểm mạnh của mình là gì và những lợi ích mà bạn có thể mang lại cho vị trí đang ứng tuyển. Việc chuẩn bị chu đáo trước buổi phỏng vấn sẽ giúp bạn trả lời tốt cũng như để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển cho vị trí nhân viên truyền thông, bạn có thể để cập tới một số điểm mạnh như sự sáng tạo, khả năng xử lý và giải quyết vấn đề. Vì đặc thù của ngành này yêu cầu sự sáng tạo cao cũng như kỹ năng xử lý tình huống trong trường hợp có khủng hoảng truyền thông xảy ra.
*** Một số gợi ý về điểm mạnh cho bạn: Tinh thần trách nhiệm, Khả năng giải quyết vấn đề, Khả năng quản lý thời gian, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng đàm phán, Sáng tạo, Sự tập trung, Tính linh hoạt,…
2. Điểm yếu
Ở phần trả lời về điểm yếu, có lẽ có nhiều người sẽ cảm thấy câu này “khó nhằn” hơn so với việc trả lời về điểm mạnh. Để không khiến bản thân rơi vào thế khó, bạn có thể tham khảo các cách sau:
? Trả lời về điểm yếu không liên quan đến công việc: Ví dụ, đây là một công việc đòi hỏi tính sáng tạo cao hơn tính kỷ luật, bạn có thể trả lời nhược điểm của mình là chưa quản lý thời gian tốt.
? Biến điểm yếu thành điểm mạnh: Nếu bạn biết cách diễn đạt khéo léo thì điểm yếu hoàn toàn có thể trở thành điểm mạnh và khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao bạn. Ví dụ, bạn có thể trả lời rằng bạn quá cầu toàn, điều này khiến công việc đôi khi bị giảm tốc độ nhưng bù lại cả quá trình làm việc mọi thứ sẽ đều chỉn chu và cẩn thận.
? Thẳng thắn thừa nhận điểm yếu và thể hiện mong muốn khắc phục: Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cách trình bày những hạn chế của bản thân nhưng phải giải thích rằng bạn đang và sẽ khắc phục bằng cách nào. Sự sáng suốt và nghiêm khắc đánh giá bản thân cũng có thể giúp bạn gây được thiện cảm với nhà tuyển dụng.
Trên đây là gợi ý cách trả lời khi được nhà tuyển dụng đề cập tới điểm mạnh và điểm yếu. Tuy nhiên, tùy vào cá nhân và vị trí ứng tuyển sẽ có câu trả lời phù hợp riêng. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng và luyện tập trước ở nhà để có được câu trả lời ấn tượng nhất với nhà tuyển dụng nhé!
>> Đón đọc các bài viết cùng chuyên mục tại đây.
Tìm kiếm các cơ hội việc làm Marketing tại đây.
Cùng chuyên mục
Marketing đang là lĩnh vực ngày càng hot với vô vàn cơ hội tiếp cận dành cho các bạn trẻ. Thế nhưng, cơ hội càng nhiều lại càng khó lựa chọn, càng dễ dàng lại càng khó nắm bắt. Marketing trở thành một lĩnh vực tưởng rằng “ai cũng biết”, nhưng để bắt đầu từ […]
Làm trái ngành không phải là vấn đề quá xa lạ hiện nay. Lý do để các bạn trẻ lựa chọn làm việc trái ngành là nhiều vô số kể. Nhưng liệu đã có ai từng đặt ra câu hỏi: cần trang bị những yếu tố nào mới có thể làm trái ngành? Hôm nay […]
Phỏng vấn xin việc vốn là một bài kiểm tra mà bất kỳ ai cũng sẽ phải trải qua một vài lần trong đời. Hơn nữa, đối với các sinh viên mới ra trường thì các cuộc phỏng vấn cũng chính là một bước ngoặt mở ra giai đoạn mới trong cuộc đời. Tuy nhiên, […]