Người Hàn Quốc làm gì để chuẩn bị cho mùa đông ?

Người Hàn Quốc làm gì để chuẩn bị cho mùa đông?

MUỐI KIM CHI

Người Hàn Quốc thường bắt đầu chuẩn bị cho kimjang sau ngày lập đông, thời khắc đón chào mùa đông, thường rơi vào đầu tháng 11. Kimchi làm trong mùa kimjang được gọi là “thức ăn nửa năm”, vì các mặt hàng thực phẩm khá khan hiếm trong suốt mùa đông dài

Kimjang là sự kiện trọng đại của các gia đình trước khi mùa đông về, nên cứ vào dịp này hằng năm là các khu chợ và siêu thị đều mở một khu vực riêng để bày bán các nguyên liệu phục vụ muối kimchi với số lượng lớn. Người  Hàn Quốc thường muối từ 100-200 bẹ cải thảo và họ tích trữ kimchi vào tủ lạnh kimchi chuyên dụng để ăn trong cả năm. Kimchi muối không chỉ là món ăn chủ đạo trong suốt mùa đông mà còn trở thành nguyên liệu làm nên những món ăn phong phú

MẶC ÁO MÙA ĐÔNG CHO CÂY

Cũng như người Việt quét vôi lên gốc cây, người Hàn Quốc có truyền thống mặc áo cho cây mõi khi mùa đông về, như một cách để bày tỏ tình yêu đối với cây cối và thiên nhiên.

Nhiều năm về trước thì áo cho cây chỉ đơn thuần là áo rơm, nhưng những năm gần đây cây trên phố đã được mặc áo len với nhiều mặc sắc và họa tiết vô cùng dễ thương.

PHƠI RAU KHÔ

Cuống cải ( củ cải) hay bẹ cải già (bắp cải) phơi khô được gọi là siregi. Ở các nước nhiệt đới, quanh năm rau cỏ phong phú đa dạng thường chỉ chọn các lá cải hay ngồng cản non để ăn, phần già sẽ bỏ đi hoặc làm thức ăn cho lợn gà.

Nhưng ở Hàn Quốc vì khí hậu khắc nghiệt, mùa đông gần như không thể hoạt động sản xuất nông nghiệp nên người Hàn Quốc từ xưa đã phải “ thắt lưng buộc bụng”.  Từ cuối hè cho đến suốt mùa thu là nhiều nhà đã rậm rịch phơi ớt, phơi đỗ và phơi rau để làm lương thực dự trữ cho mùa đông.

Những cuống cải này sẽ được phơi qua nhiều nắng cho đến khi khô giòn và được treo trên gác bếp. Mỗi lần nấu, người Hàn Quốc sẽ lấy một ít rồi ngâm trong nước nóng cho rau mềm ra, rủa sạch sau đó ninh thật nhừ trong nước nêm tương đỗ doenjang và cá cơm.

Canh này được gọi là siregiguk, nhìn ban đầu thấy bát canh hơi “tầm thường”, nhưng ăn vào thì lại thấy rất bùi, rất ngon. Canh cũng không cay nên thích hợp với mọi khẩu vị, trong lá cải lại rất giàu chất xơ, khoáng chất, vitamin và canxi, góp phần cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể trong mùa đông giá rét.

CHẮN GIÓ CÁC KHE CỬA TRONG NHÀ

Nhằm tiết kiệm dầu sưởi vào mùa đông, người Hàn Quốc thường dán băng dính che các khe hở (cửa sổ, cửa chính) để chống gió lùa. Cách này đặc biệt hay được dùng ở những khu nào quy hoạch cũ, nhà bán hầm vì đây là những nơi hút gió, tốn nhiều dầu sưởi trong mùa đông.

MUA ÁO CON NHỘNG MÙA ĐÔNG

Áo con nhộng (padding) đã trở thành “ trang phục quốc dân” ở Hàn Quốc trong những ngày đông giá rét.

Áo phao dài quá gối (padding) là trang phục không thể thiếu của mọi người dân ở Hàn Quốc trong những ngày đông. Lý do padding được các sao và người dân Hàn Quốc ưa chuộng là: Padding rât ấm và tiện lợi.

Bên trong có thể không cần mặc áo len bó sát, kín cổng cao tường mà vẫn giữ ấm cơ thể, hoặc đi vội ra ngoài không cần mặc đẹp, chỉ cần trùm padding là ấm. Bên cạnh đó, padding phù hợp với cả nam và nữ, có nhiều mẫu có thể mặc chung.

TIÊM MŨI CHỐNG CẢM

Ngoài uống sâm tươi thì người Hàn Quốc còn có phong trào đi tiêm mũi chống cảm để phòng cảm cúm trong mùa đông. Có thể đến trạm y tế của phường, hoặc các bệnh viện tư để tiêm mũi này với giá từ 30,000 KRW – 40,000 KRW.

Qua bài viết trên, PT Sun hi vọng các bạn du học sinh sẽ có được thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe trong những ngày mùa đông giá lạnh và cùng trải nghiệm những văn hóa độc đáo của người Hàn Quốc.

Tin Liên Quan