Điều kiện đăng ký bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý

02/11/2021 - 281

Thblaw.com.vn

-

Chỉ dẫn địa lý được biết đến là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó […]

Chỉ dẫn địa lý được biết đến là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và lựa chọn sản phẩm đó. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng được pháp luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý, chỉ những dấu hiệu thỏa mãn được các tiêu chuẩn theo quy định của luật thì mới có thể được bảo hộ.

 

Điều kiện được bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Theo quy định tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ, điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ gồm:

1.  Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý. Các khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định bằng từ ngữ và bản đồ.

2.   Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó;

    • Các yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.
    • Các yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương

 

Đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý

– Tên gọi, chỉ dẫn trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam;

– Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn sử dụng;

– Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc sản phẩm.

Với sự chuyên nghiệp, nhanh chóng; công ty tư vấn THB xin trân trọng gửi tới các khách hàng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ các thủ tục về Sở hữu trí tuệ. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôiCÔNG TY TƯ VẤN THB

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ, gọi: 0836 38 33 22

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Emailthb.co@thb-consulting.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bài viết liên quan
Quy định về yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ

Quy định về yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ

Đăng vào ngày: 03/11/2021

  Doanh nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nhưng ngưng sử dụng liên tục trong một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật sẽ bị chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.   Quy định về chấm dứt hợp đồng văn bằng bảo hộ […]

Xem thêm
Phân biệt chỉ dẫn địa lý và xuất xứ hàng hóa

Phân biệt chỉ dẫn địa lý và xuất xứ hàng hóa

Đăng vào ngày: 03/11/2021

    Chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa đều là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Tuy nhiên, hai khái niệm này không giống nhau khiến nhiều người lầm tưởng chúng là một.   […]

Xem thêm
Quy định về cấp phó bản, cấp lại văn bằng bảo hộ

Quy định về cấp phó bản, cấp lại văn bằng bảo hộ

Đăng vào ngày: 03/11/2021

    Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và quyền đối với giống cây trồng. […]

Xem thêm
Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý gì khi xây dựng và bảo vệ thương hiệu

Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý gì khi xây dựng và bảo vệ thương hiệu

Đăng vào ngày: 03/11/2021

    I. Một số vấn đề trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam: Áp dụng quy trình ngược: Các doanh nghiệp trong nước thường thành lập công ty, mua tên miền, in nhãn mác, bao bì, chạy sản phẩm trước rồi mới nghĩ đến đăng ký thương hiệu. […]

Xem thêm