Phân biệt chỉ dẫn địa lý và xuất xứ hàng hóa

03/11/2021 - 718

Thblaw.com.vn

-

    Chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa đều là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Tuy nhiên, hai khái niệm này không giống nhau khiến nhiều người lầm tưởng chúng là một.   […]

 

 

Chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa đều là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Tuy nhiên, hai khái niệm này không giống nhau khiến nhiều người lầm tưởng chúng là một.

 

Chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu được sử dụng trên hàng hóa có xuất xứ địa lý cụ thể và có chất lượng hoặc danh tiếng được tạo ra nhờ địa điểm xuất xứ. Thông thường, chỉ dẫn địa lý gồm tên địa điểm xuất xứ của hàng hóa. Các sản phẩm nông nghiệp điển hình mà chất lượng có được nhờ vào địa điếm sản xuất và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố địa phương như khí hậu, đất đai. Một dấu hiệu đóng vai trò làm chỉ dẫn địa lý là vấn đề của pháp luật quốc gia và nhận thức của người tiêu dùng.

“Vải thiều Thanh Hà”, “Nước mắm Phú Quốc”, “Gốm Bát Tràng” hay “Cam Cao Phong”… là ví dụ về những tên gọi quen thuộc của những sản phẩm có phẩm chất và chất lượng tốt trên toàn quốc. Một địa điểm chung của tất cả các tên gọi này đó là ý nghĩa địa lý của chúng, nghĩa là chức năng xác định một vùng, thành phố, khu vực hay đất nước hiện tại. Tuy nhiên, khi chúng ta nghe thấy những tên gọi này, chúng ta thường nghĩ đến những sản phẩm nhiều hơn là nghĩ đến các địa điểm mà chúng chỉ dẫn.

Những ví dụ trên cho thấy, chỉ dẫn địa lý có thể đạt được danh tiếng cao hơn và do đó, chúng có thể là tài sản thương mại có giá trị. Với lý do đó, những chỉ dẫn địa lý đó thường dễ bị sử dụng trái phép, làm giả hoặc giả mạo nên việc bảo hộ chúng là một nhu cầu thiết yếu ở không chỉ cấp độ quốc gia mà còn cả trên trường quốc tế.

Vậy tên gọi xuất xứ là gì? Tên gọi xuất xứ là một dạng đặc biệt của chỉ dẫn địa lý, được sử dụng trên những sản phẩm có chất lượng đặc biệt hoặc chủ yếu nhất định là do môi trường địa lý mà ở đó sản phẩm được tạo ra. Khái niệm chỉ dẫn địa lý bao hàm cả tên gọi xuất xứ.

 

chỉ dẫn đia lỹ đươc bảo hộ

49 Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam

 

Phân biệt chỉ dẫn địa lý và xuất xứ hàng hóa

1. Về mặt khái niệm

Chỉ dẫn địa lý là từ ngữ, biểu tượng, hình ảnh… chỉ rõ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quố gia mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hóa này chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.

Còn tên gọi xuất xứ là tên địa lý của nước, địa phương nhằm để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó và các mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt bao gồm các yếu tố tự nhiên, con người hoặc cảyếu tố đó.

2. Về mặt hình thức thể hiện

Chỉ dẫn địa lý có các dấu hiệu có thể là từ, ngữ, hình ảnh, ký hiệu.

Tên gọi xuất xứ chỉ bao gồm từ ngữ.

3. Về mối tương quan giữa hàng hóa và xuất xứ địa lý

Chỉ dẫn địa lý có mối quan hệ chủ yếu, nghĩa là một hoặc một số hoặc toàn bộ quá trình sản xuất hàng hóa được thực hiện ở một vùng địa lý đó.

Tên gọi xuất xứ hàng hóa có mối quan hệ dựa trên, tức là toàn bộ quá trình sản xuất phải được thực hiện tại vùng địa lý đăng ký bảo hộ.

 

Với sự chuyên nghiệp, nhanh chóng; công ty tư vấn THB xin trân trọng gửi tới các khách hàng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về sở hữu trí tuệ. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY TƯ VẤN THB

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi: 0836 38 33 22

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: thb.co@thb-consulting.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bài viết liên quan
Quy định về yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ

Quy định về yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ

Đăng vào ngày: 03/11/2021

  Doanh nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nhưng ngưng sử dụng liên tục trong một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật sẽ bị chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.   Quy định về chấm dứt hợp đồng văn bằng bảo hộ […]

Xem thêm
Quy định về cấp phó bản, cấp lại văn bằng bảo hộ

Quy định về cấp phó bản, cấp lại văn bằng bảo hộ

Đăng vào ngày: 03/11/2021

    Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và quyền đối với giống cây trồng. […]

Xem thêm
Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý gì khi xây dựng và bảo vệ thương hiệu

Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý gì khi xây dựng và bảo vệ thương hiệu

Đăng vào ngày: 03/11/2021

    I. Một số vấn đề trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam: Áp dụng quy trình ngược: Các doanh nghiệp trong nước thường thành lập công ty, mua tên miền, in nhãn mác, bao bì, chạy sản phẩm trước rồi mới nghĩ đến đăng ký thương hiệu. […]

Xem thêm
Quy định về sửa đổi nội dung hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Quy định về sửa đổi nội dung hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Đăng vào ngày: 03/11/2021

    Các bên trong hợp đồng có thể sửa đổi nội dung hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp khi có sự thay đổi tên, địa chỉ của các bên trong hợp đồng hoặc thay đổi nội dung các điều khoản nêu trong hợp đồng.   Quy định về sửa đội nội […]

Xem thêm