Phân biệt sự khác nhau giữa các công nghệ chip LED: DIP, SMD, COB và MCOB

Công nghệ LED đầu tiên được Nick Holonyak phát triển vào năm 1962 mang tên DIP. Hiện nay DIP vẫn được sử dụng nhưng đã ít dần đi. Chúng ta quen dần hơn với SMD, COB hay MCOB. Vậy thực chất DIP, SMD, COB hay MCOB là gì? Chúng khác nhau như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về những công nghệ LED này.

DIP, SMD, COB, MCOB là thuật ngữ chỉ những công nghệ đóng gói bán dẫn khác nhau.

>> Xem thêm định nghĩa LED là gì ở đây.

Ở đây hiểu công nghệ đóng gói là cách mà chất bán dẫn LED được tích hợp bên trong các sản phẩm đèn LED. Tùy thuộc vào ứng dụng và tính năng mà bạn cần, bạn sẽ lựa chọn loại đèn LED với công nghệ phù hợp nhất.

Dual In-line Package (DIP)

Công nghệ LED DIP đã được ứng dụng trong suốt hơn 50 năm qua trên toàn thế giới.

Chắc hẳn bạn sẽ hình dung dễ dàng hơn rất nhiều khi thấy hình ảnh này:

Công nghệ chip LED DIP

Là công nghệ xuất hiện đầu tiên, DIP hiện nay đã khá cũ kỹ và lạc hậu. Tuy nhiên DIP vẫn được ứng dụng khá rộng rãi. Có thể kể tới tiêu biểu như các biển hiệu quảng cáo, màn hình hiển thị cỡ lớn,… Chúng ta cũng dễ dàng tìm thấy LED DIP ở các thiết bị điện tử trong nhà. Ví dụ như đèn tín hiệu, đèn báo,…

Ưu điểm của LED DIP là tuổi thọ dài và cường độ sáng cao. Thiết kế đèn LED DIP có dạng hình viên đạn. Các chân tiếp điểm được kéo dài nên rất dễ dàng hàn, gắn vào các bảng mạch. Giá thành LED DIP thấp lại rất dễ cài đặt.

LED DIP thường được đặt mua với số lượng rất lớn từ các nhà sản xuất điện tử. Phục vụ nhu cầu lắp đặt nhiều mục đích do tính linh hoạt. DIP dễ dàng hàn gắn và thiết kế với bất cứ loại bảng mạch nào. Ứng dụng trong truyền tin cũng là ứng dụng tiêu biểu của LED DIP.

 

Surface Mounted Device (SMD)

Chip LED SMD trở nên phổ biến hơn và ứng dụng nhiều hơn vì tính linh hoạt đa dạng. Trong chiếu sáng, chip LED SMD ứng dụng nhiều làm dây LED, LED downlight và LED ốp trần,… Các đèn thông báo cho các thiết bị di động cũng sử dụng LED SMD.

Chip LED SMD nhỏ hơn rất nhiều so với LED DIP. Vì vậy, SMD linh hoạt hơn khi ứng dụng chế tạo sản phẩm. Công nghệ SMD cũng đưa ra một bước tiến khi hỗ trợ những thiết kế phức tạp hơn.

Công nghệ chip LED SMD

Ví dụ chip LED SMD 5050 như hình ảnh bên cạnh:

>> Xem thêm: Đèn LED dây 5050 chính hãng NVC chất lượng cao, bảo hành 2 năm

Chip này có khả năng phát ra cả 3 ánh sáng màu đỏ, xanh lá và xanh dương (RGB) ngay trên 1 con chip đơn.

Chúng ta có thể kết hợp màu sắc đa dạng với nhau. Công nghệ DIP chỉ cho phép hiển thị một màu trên mỗi thiết bị.

LED SMD có dạng phẳng hình vuông. Các chip LED SMD có thể có 2, 4 hoặc 6 điện cực. Số điện cực này tùy thuộc vào số đi-ốt trên chip. Ví dụ, chip LED SMD 5050 có 3 đi-ốt trên chip. Có nghĩa là có tới 3 mạch và tổng cộng 6 điện cực.

Chip LED SMD được sản xuất với nhiều kích cỡ khác nhau. Phổ biến nhất là SMD 2835, SMD 3528 và SMD 5050. Các chip SMD 3528 chỉ rộng 3,5mm và các chip SMD 5050 thì rộng 5 mm. Một số chip LED SMD đặc biệt được thiết kế với kích thước siêu nhỏ. Chúng thường làm linh kiện cho điện thoại, máy tính hay đèn báo hiệu,…

Các chip SMD chúng ta quen thuộc trong các bóng đèn bulb hay dây LED có sản lượng ánh sáng từ 4 đến 5 lumen mỗi đi-ốt trên một con chip. Chip LED SMD hoạt động với điện áp 12V hoặc 24V. Và chúng có thể được sản xuất ra chip phát sáng từ 50 đến 100 lumen/W tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể.

Chip On Board (COB)

Công nghệ LED mới nhất trong thời gian gần đây là Chip On Board (COB).

COB giống với SMD vì cùng thiết kế nhiều đi-ốt trên cùng một bề mặt chip. Thực tế thì mỗi chip COB trang bị được nhiều đi-ốt hơn so với SMD. Thông thường là 9 đi-ốt hoặc nhiều hơn.

Công nghệ chip LED COB

COB ưu điểm và hiện đại hơn SMD rất nhiều. COB chỉ có 1 mạch và 2 tiếp điểm cho toàn bộ chip mà không phụ thuộc trên chip có bao nhiêu đi-ốt. SMD thì đòi hỏi phải có từng mạch riêng cho mỗi đi-ốt. Ưu điểm này giúp LED COB cải thiện được hiệu suất phát quang (lm/W) vượt trội so với DIP và SMD.

Tuy nhiên, chính vì thiết kế này mà COB không thể điều chỉnh được cho từng đi-ốt khác nhau. COB mạnh mẽ và ưu việt trong ứng dụng chiếu sáng đơn sắc. Các ứng dụng cần linh hoạt thay đổi màu chúng ta vẫn cần sử dụng SMD.

LED COB ra đời đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp chiếu sáng. Không quá khi nói rằng chính COB đã đưa đèn LED bước ra ánh sáng và được đặt đúng vị trí. Trước COB, đèn LED không được coi là đèn tiêu chuẩn. Vì nếu muốn tạo ra lượng ánh sáng lớn, đòi hỏi sự cộng hưởng của rất nhiều đèn LED khác nhau. Và hiện nay, chỉ với 1 chip COB, việc này hoàn toàn khả thi và vượt cả mong đợi.

Hiện nay, COB đã được đưa vào ứng dụng cho tất cả các loại đèn LED từ LED pha, LED chiếu rọi, LED downlight,… Từ các thiết bị nhỏ như đèn flash, đến các đèn cỡ lớn như LED High Bay đều sử dụng LED COB. COB có khả năng sinh ra lượng quang thông lớn với năng lượng rất nhỏ. Vì vậy cũng rất phù hợp với các thiết bị chạy pin.

Chip LED COB có hiệu suất chiếu sáng (lumen/W) rất cao. Nhỏ nhất là khoảng 80 lumen/W và tối đa có thể lên tới 150 lumen/W.

Multiple Chip On Board (MCOB)

MCOB thực chất không phải là một công nghệ. Nó là một biến thể của COB.

MCOB là sự kết hợp của nhiều con chip COB trên cùng một bo mạch. Sự kết hợp của nhiều COB nhỏ giúp cho MCOB có thể vẫn có khả năng phát sáng cao. Bên cạnh đó độ hoàn màu CRI đảm bảo tốt hơn. Trong quá trình hoạt động cũng tỏa nhiệt ít hơn, dễ tản nhiệt hơn.

Công nghệ chip LED MCOB

Chình vì lí do trên mà MCOB không được coi là đèn chiếu sáng tiêu chuẩn về chiếu sáng điểm hay chiếu sáng tỏa như COB. Tuy nhiên, MCOB lại đáp ứng rất tốt các yêu cầu phù hợp với các sản phẩm có công suất nhỏ. MCOB là một công nghệ rất mới. Và việc thực tế hóa ứng dụng của chúng vẫn cần thêm thời gian để các nhà sản xuất nghiên cứu.

Thế giới chiếu sáng thật thú vị và vẫn đang chuyển mình phát triển từng ngày. Chắc hẳn chẳng bao lâu nữa chúng ta lại bắt gặp một công nghệ mới. Tiên tiến hơn, hiện đại hơn!

Để nhận cho mình những tư vấn về sử dụng đèn LED hiệu quả nhất. Ứng dụng công nghệ nào cho phù hợp nhất và tốt nhất? Liên hệ hotline NVC Lighting: 0904.60.60.81

Bài viết “Phân biệt sự khác nhau giữa các công nghệ chip LED: DIP, SMD, COB và MCOB

NVC Lighting Việt Nam

Xin vui lòng ghi rõ nguồn https://nvc-lighting.com.vn khi đăng tải lại bài viết. Để làm động lực cho NVC Lighting Việt Nam tiếp tục sáng tạo. Để có những bài viết hay hơn phục vụ cộng đồng, phụng sự xã hội.

Bài viết liên quan

Sự khác nhau giữa công suất dòng DC và công suất dòng AC

Công suất đèn, công suất điện hay công suất hoạt động là thông số rất quen thuộc. Chúng ta đều có thể dễ dàng đọc và hiểu chiếc đèn này có công suất 6W hay 9W nào đó chẳng hạn. Đơn giản là chúng ta hiểu rằng đèn có công suất cao sẽ sáng hơn […]

Xem thêm

Hệ số công suất Power Factor (PF) là gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Hệ số công suất Power Factor (PF) là đại lượng chỉ xuất hiện trong các thiết bị sử dụng dòng điện xoay chiều. Đây là một khái niệm được đề cập khá ít trong các tài liệu hướng dẫn. Bài viết hôm nay, NVC Lighting sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thông số này. […]

Xem thêm

Giao thức điều khiển chiếu sáng tự động DALI là gì?

Tích hợp điều khiển chiếu sáng tự động là một bước tiến lớn của công nghệ, khoa học kỹ thuật. Những ứng dụng thiết thực này đang làm đổi mới bộ mặt ngành công nghiệp chiếu sáng. Một thiết bị chiếu sáng hiện nay ngoài chất lượng tốt. Còn phải đáp ứng những tiêu chí […]

Xem thêm

Chứng nhận CE Marking trên hàng hóa có ý nghĩa như thế nào?

CE là hai ký tự bạn dễ nhìn thấy ở rất nhiều sản phẩm trên thị trường. Nhưng thật sự ý nghĩa đằng sau ký hiệu này là như thế nào thì không phải ai cũng hiểu và nắm rõ. Vậy CE Marking là gì? Vai trò của CE liên quan đến chất lượng hàng […]

Xem thêm

Chỉ số cấp bảo vệ IK là gì?

Có một chỉ số kỹ thuật thường rất ít xuất hiện trên các loại đèn. Lại cũng rất ít được quan tâm. Nghe qua thì rất là lạ. Và thường thì nó chỉ được xuất hiện trên một số sản phẩm đèn chuyên dụng, đặc biệt. Đó là chỉ số cấp bảo vệ IK. Vậy […]

Xem thêm