Sự khác nhau giữa công suất dòng DC và công suất dòng AC

Công suất đèn, công suất điện hay công suất hoạt động là thông số rất quen thuộc. Chúng ta đều có thể dễ dàng đọc và hiểu chiếc đèn này có công suất 6W hay 9W nào đó chẳng hạn. Đơn giản là chúng ta hiểu rằng đèn có công suất cao sẽ sáng hơn và cũng tốn điện hơn. Nhưng hiểu cụ thể ra thì có những loại công suất nào? Công suất dòng DC và công suất dòng AC có giống nhau không? Hãy cùng NVC Lighting tìm hiểu nhé.

Công suất dòng DC

Khái niệm công suất để chỉ lượng năng lượng được chuyển qua một bề mặt trong một đơn vị thời gian nhất định.

Dòng điện một chiều hay còn gọi là dòng DC (Direct Curent) là dòng chuyển động theo 1 hướng nhất định của các hạt điện tử chỉ từ cực âm sang cực dương.

Dòng điện theo quy ước thì có chiều từ dương sang âm.

Chính vì vậy nên công suất của dòng DC là công suất thực.

Công suất này được xác định bằng công thức: P = U.I

Trong đó: P là giá trị công suất, đơn vị là Watt (W)

 U là hiệu điện thế, đơn vị là Volt (V)

 I là cường độ dòng điện, đơn vị là Ampere (A)

Do đó, khi đề cập đến công suất dòng điện một chiều, đó luôn là công suất thật. Nhưng, công suất trong dòng điện xoay chiều thì phức tạp hơn rất nhiều. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Công suất dòng AC

Dòng điện xoay chiều (Alternating Current) là dòng chuyển dời có hướng của các hạt điện tử theo những chu kỳ nhất định.

Mạch xoay chiều được cấu tạo với 3 thành phần: cuộn cảm L, tụ điện C và điện trở R.

Trong đó, L và C đóng vài trò một kho tích trữ năng lượng nhằm đảo ngược dòng chảy năng lượng theo chu kỳ. Năng lượng trong dòng điện sẽ không bao giờ tiêu thụ hết. Dó đó sẽ luôn tồn tại 2 phần năng lượng trong 1 chu kỳ dòng điện. Phần công suất tiêu thụ thật (P) là công suất sinh ra năng lượng khi đi vào thiết bị. Phần công suất phản kháng (Q) sinh ra năng lượng tích lũy quay lại nguồn.

Sự khác nhau giữa công suất dòng DC và công suất dòng AC

Nguyên lý tạo ra dòng điện xoay chiều

Công suất phản kháng là gì?

Công suất phản kháng là công suất thể hiện sự tiêu hao năng lượng. Chúng sinh ra khi có sự nạp – phóng năng lượng từ các thành phần L, C. Công suất này không tham gia thực hiện công và sinh năng lượng của thiết bị. Chính vì vậy còn được gọi là công suất vô công, hay công suất vô ích.

Công suất biểu kiến là gì?

Công suất biểu kiến chứa 2 thành phần: công suất thực và công suất phản kháng. Công suất biểu kiến là công suất tổng của một thiết bị với 2 giá trị điện áp vào và cường độ dòng điện vào có thể thấy được.

Ứng dụng hiểu biết thực tế các loại công suất – Hệ số công suất

Trong thực tế, ngoài các thiết bị điện thuần trở (như bàn là quần áo, đèn sợi đốt, bếp điện trực tiếp) thì các thiết bị khác đều gồm 3 thành phần là điện trở R, cảm kháng L và dung kháng C. Sẽ luôn tồn tại 2 thành phần công suất thực và công suất phản kháng khi một thiết bị hoạt động. Để đo lường hiệu quả chuyển đổi dòng điện ta sử dụng đại lượng hệ số công suất.

>> Xem thêm: Hệ số công suất là gì?

Để giảm đi công suất phản kháng, thông thường ta sẽ mắc thêm một tụ điện song song với cuộn cảm. Gọi là tụ bù. Khi đó, dòng điện sinh ra trong tụ điện và cuộn cảm có xu hướng triệt tiêu lẫn nhau. Đây chính là cách triệt tiêu công suất phản kháng hiệu quả nhất hiện nay.

Bài viết “Sự khác nhau giữa công suất dòng DC và công suất dòng AC

NVC Lighting Việt Nam

Xin vui lòng ghi rõ nguồn https://nvc-lighting.com.vn khi đăng tải lại bài viết. Để làm động lực cho NVC Lighting Việt Nam tiếp tục sáng tạo. Để có những bài viết hay hơn phục vụ cộng đồng, phụng sự xã hội.

Bài viết liên quan

Hệ số công suất Power Factor (PF) là gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Hệ số công suất Power Factor (PF) là đại lượng chỉ xuất hiện trong các thiết bị sử dụng dòng điện xoay chiều. Đây là một khái niệm được đề cập khá ít trong các tài liệu hướng dẫn. Bài viết hôm nay, NVC Lighting sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thông số này. […]

Xem thêm

Giao thức điều khiển chiếu sáng tự động DALI là gì?

Tích hợp điều khiển chiếu sáng tự động là một bước tiến lớn của công nghệ, khoa học kỹ thuật. Những ứng dụng thiết thực này đang làm đổi mới bộ mặt ngành công nghiệp chiếu sáng. Một thiết bị chiếu sáng hiện nay ngoài chất lượng tốt. Còn phải đáp ứng những tiêu chí […]

Xem thêm

Chứng nhận CE Marking trên hàng hóa có ý nghĩa như thế nào?

CE là hai ký tự bạn dễ nhìn thấy ở rất nhiều sản phẩm trên thị trường. Nhưng thật sự ý nghĩa đằng sau ký hiệu này là như thế nào thì không phải ai cũng hiểu và nắm rõ. Vậy CE Marking là gì? Vai trò của CE liên quan đến chất lượng hàng […]

Xem thêm

Phân biệt sự khác nhau giữa các công nghệ chip LED: DIP, SMD, COB và MCOB

Công nghệ LED đầu tiên được Nick Holonyak phát triển vào năm 1962 mang tên DIP. Hiện nay DIP vẫn được sử dụng nhưng đã ít dần đi. Chúng ta quen dần hơn với SMD, COB hay MCOB. Vậy thực chất DIP, SMD, COB hay MCOB là gì? Chúng khác nhau như thế nào? Hôm […]

Xem thêm

Chỉ số cấp bảo vệ IK là gì?

Có một chỉ số kỹ thuật thường rất ít xuất hiện trên các loại đèn. Lại cũng rất ít được quan tâm. Nghe qua thì rất là lạ. Và thường thì nó chỉ được xuất hiện trên một số sản phẩm đèn chuyên dụng, đặc biệt. Đó là chỉ số cấp bảo vệ IK. Vậy […]

Xem thêm