Chỉ số hoàn màu CRI là gì?
Chỉ số hoàn màu CRI là gì? Một câu hỏi mà NVC Lighting nhận được rất nhiều khi tư vấn thiết kế chiếu sáng. Mỗi không gian chiếu sáng khác nhau lại đặt ra một yêu cầu khác nhau về nguồn sáng. Mức độ đẹp, mức độ chân thực, sống động của ánh sáng là khác nhau. Tại sao một món đồ hàng hiệu trong shop thời trang trông lại luôn thời thượng và sang chảnh? Tại sao những món trang sức trong tủ trưng bày lại lung linh đến thế? Đó chính là sự khác biệt về chất lượng ánh sáng giữa những chiếc đèn có chỉ số hoàn màu CRI khác nhau mang lại. Vậy chỉ số hoàn màu CRI là gì?
Khái niệm chỉ số hoàn màu CRI?
Chỉ số hoàn màu CRI (Color Rendering Index) là chỉ số phản ánh độ trung thực của màu sắc vật thể được chiếu sáng.
Giá trị chỉ số CRI càng cao thì màu sắc vật thể được chiếu sáng càng chân thực, gần với tự nhiên hơn.
Chỉ số CRI rất quan trọng khi đánh giá một sản phẩm đèn chiếu sáng là tốt hay không?
Sự khác biệt về độ thật màu sắc vật thể dưới những nguồn ánh sáng có chỉ số CRI khác nhau
Chỉ số hoàn màu của ánh sáng mặt trời (ánh sáng trắng) được lấy làm chuẩn. Dùng để so sánh và xác định chỉ số hoàn màu của các nguồn ánh sáng khác.
Quy ước chỉ số CRI của ánh sáng mặt trời là 100. Các nguồn sáng tương tự ánh sáng mặt trời có chỉ số CRI 100 là đèn sợi đốt, đèn halogen.
Có 15 màu phổ biến mà mắt người có thể nhìn thấy:
Độ hoàn màu thể hiện khi vật thể được chiếu có nhiều màu sắc trong 15 màu trên. Thông thường được tính là chỉ số trung bình của 8 màu đầu tiên: Đỏ, Da cam, Vàng, Lục, Lam, Chàm, Tím
Tại sao chiếc túi Louis Vuitton, Hermes, quần áo hàng hiệu Polo, Armani nhìn ở trung tâm thương mại bao giờ cũng đẹp hơn khi mang về nhà? Các diễn viên nhìn qua màn ảnh thường đẹp hơn so với ngoài đời thực. Đó chính là nhờ đèn chiếu sáng ở những nơi này có chỉ số hoàn màu cao.
Sử dụng đèn với chỉ số hoàn màu cao là một trong những đẳng cấp chiếu sáng hàng đầu mà không phải ai cũng để ý tới
>> Xem thêm: Chiếu sáng phân loại đẳng cấp – Ý tưởng chiếu sáng của bạn phù hợp với cấp bậc nào?
Phân nhóm ứng dụng chỉ số hoàn màu CRI như thế nào?
Giá trị chỉ số hoàn màu CRI của mỗi nguồn sáng đóng vai trò rất lớn trong việc phân biệt màu sắc. Cũng như chọn lựa từng loại đèn, từng nguồn sáng khác nhau phải phù hợp với các ý tưởng và không gian thiết kế ánh sáng.
Việc hiểu về ý nghĩa của chỉ số CRI sẽ giúp Khách hàng chọn lựa được các loại đèn phù hợp nhất. Đặc biệt đảm bảo tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả chiếu sáng cao nhất.
Dựa trên việc phân nhóm chỉ số hoàn màu CRI, NVC Lighting Việt Nam đưa ra các gợi ý ứng dụng chiếu sáng phù hợp nhất để Khách hàng tham khảo:
Lưu ý lựa chọn đèn LED chiếu sáng với chỉ số CRI phù hợp nhu cầu chiếu sáng
Có một lưu ý rất quan trọng mà nhiều Khách hàng thường không để ý rằng: Chỉ số hoàn màu CRI tỉ lệ nghịch với hiệu suất chiếu sáng (lumen/W).
Một sản phẩm đèn chiếu sáng có chỉ số CRI càng cao thì hiệu suất chiếu sáng lại càng thấp.
Hiệu suất chuyển hóa dòng điện thành ánh sáng thấp, cực kỳ tốn điện. Đó là bài toán của đèn sợi đốt và đèn halogen. Vì vậy việc cân đối giữa chất lượng ánh sáng và hiệu suất chiếu sáng là rất quan trọng.
>> Xem thêm: Hiệu suất chiếu sáng là gì?
Công nghệ LED ra đời đã thực sự mang lại bước tiến lớn cho kỹ thuật chiếu sáng! Thật tuyệt vời!
NVC Lighting luôn mang tới cho Khách hàng những giải pháp chiếu sáng tối ưu nhất. Đèn LED chiếu sáng NVC có chỉ số CRI dao động cụ thể với từng loại đèn. Đảm bảo chất lượng ánh sáng phù hợp với nhu cầu thiết yếu. Bên cạnh đó, hiệu suất chiếu sáng cao sẽ đảm bảo đèn luôn hoạt động tiết kiệm nhất.
Nhu cầu chiếu sáng thông dụng của Khách hàng thường là chiếu sáng trong gia đình. Đơn cử như chiếu sáng phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp. NVC Lighting cung cấp các loại đèn LED downlight, đèn rọi âm trần, đèn rọi ray,… với các chỉ số như trên là hoàn toàn phù hợp.
Liên hệ với NVC Lighting ngay để nhận tư vấn miễn phí và chính xác nhất
NVC Lighting luôn đi đầu đổi mới trong công nghệ chiếu sáng LED. Quý khách hàng sẽ nhận được những tư vấn chính xác nhất cho nhu cầu chiếu sáng của chính mình. Làm bạn với khách hàng để thấu hiểu khách hàng là phương châm làm việc hàng đầu tại NVC Lighting.
Quý khách hàng có nhu cầu đặt mua hoặc tư vấn lựa chọn các sản phẩm đèn LED, nhận tư vấn thiết kế không gian chiếu sáng miễn phí hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 0904.60.60.81. Hoặc đơn giản hơn, để lại thông tin dưới ô comment, nhân viên chăm sóc của NVC Lighting sẽ liên hệ với Quý khách ngay.
NVC Lighting Việt Nam – Thấu hiểu Khách hàng là chìa khóa thành công!
Bài viết “Chỉ số hoàn màu CRI là gì?“
NVC Lighting Việt Nam
Xin vui lòng ghi rõ nguồn https://nvc-lighting.com.vn khi đăng tải lại bài viết để làm động lực cho NVC Lighting Việt Nam tiếp tục sáng tạo, để có những bài viết hay hơn phục vụ cộng đồng, phụng sự xã hội.
Bài viết liên quan
Sự khác nhau giữa công suất dòng DC và công suất dòng AC
Công suất đèn, công suất điện hay công suất hoạt động là thông số rất quen thuộc. Chúng ta đều có thể dễ dàng đọc và hiểu chiếc đèn này có công suất 6W hay 9W nào đó chẳng hạn. Đơn giản là chúng ta hiểu rằng đèn có công suất cao sẽ sáng hơn […]
Hệ số công suất Power Factor (PF) là gì? Có ý nghĩa như thế nào?
Hệ số công suất Power Factor (PF) là đại lượng chỉ xuất hiện trong các thiết bị sử dụng dòng điện xoay chiều. Đây là một khái niệm được đề cập khá ít trong các tài liệu hướng dẫn. Bài viết hôm nay, NVC Lighting sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thông số này. […]
Giao thức điều khiển chiếu sáng tự động DALI là gì?
Tích hợp điều khiển chiếu sáng tự động là một bước tiến lớn của công nghệ, khoa học kỹ thuật. Những ứng dụng thiết thực này đang làm đổi mới bộ mặt ngành công nghiệp chiếu sáng. Một thiết bị chiếu sáng hiện nay ngoài chất lượng tốt. Còn phải đáp ứng những tiêu chí […]
Chứng nhận CE Marking trên hàng hóa có ý nghĩa như thế nào?
CE là hai ký tự bạn dễ nhìn thấy ở rất nhiều sản phẩm trên thị trường. Nhưng thật sự ý nghĩa đằng sau ký hiệu này là như thế nào thì không phải ai cũng hiểu và nắm rõ. Vậy CE Marking là gì? Vai trò của CE liên quan đến chất lượng hàng […]
Phân biệt sự khác nhau giữa các công nghệ chip LED: DIP, SMD, COB và MCOB
Công nghệ LED đầu tiên được Nick Holonyak phát triển vào năm 1962 mang tên DIP. Hiện nay DIP vẫn được sử dụng nhưng đã ít dần đi. Chúng ta quen dần hơn với SMD, COB hay MCOB. Vậy thực chất DIP, SMD, COB hay MCOB là gì? Chúng khác nhau như thế nào? Hôm […]