Tiêu chuẩn RoHS là gì?
Châu Âu là thị trường có nhiều tiêu chuẩn khắt khe, nghiêm ngặt nhất đối với các thiết bị điện tử nói chung và thiết bị chiếu sáng nói riêng. Để được các quốc gia thành viên trong khu vực này chấp nhận tiêu thụ thì các loại thiết bị điện tử không thể thiếu tiêu chuẩn RoHS. Vậy tiêu chuẩn RoHS là gì? Các sản phẩm đèn LED chiếu sáng có chứng nhận RoHS khác biệt như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu điều đó qua bài viết dưới đây.
RoHS là gì?
RoHS là từ viết tắt của “Restriction of Hazardous Subtances”. Tạm dịch là hạn chế các chất độc hại.
“Restriction of Hazardous Substances Directive in Electrical and Electronic Equipment 2002/95/EC” là chỉ thị hạn chế sử dụng 6 chất nguy hiểm cho thiết bị điện tử. Chỉ thị này được Liên minh Châu Âu thông qua vào 02/2003. Bắt đầu áp dụng và trở thành luật kể từ 01/07/2006 đối với các quốc gia thành viên.
Chỉ thị này liên kết chặt chẽ với Chỉ thị Thiết bị Điện và Điện tử (WEEE) 2002/96/EC. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu: thu gom, tái chế và phục hồi các sản phẩm điện tử. Từ đó, trở thành phương án giải quyết hữu hiệu lượng lớn chất thải độc hại của các thiết bị điện tử thải ra môi trường mỗi năm trên Trái đất.
Đèn LED NVC Lighting đạt chuẩn RoHS thân thiện với môi trường.
Các chất nguy hiểm hạn chế trong RoHS
Kể từ khi chỉ thị RoHS ban hành, tất cả các sản phẩm có chứa chất nguy hiểm quá tỉ lệ cho phép sẽ vĩnh viễn không có mặt tại EU. Bởi chúng tác động xấu đến sức khỏe người sử dụng và ảnh hưởng độc hại đến môi trường.
6 chất nguy hiểm mà RoHS hạn chế đó là:
– Chì (Pb)
– Cadimi (Cd)
– Thủy ngân (Hg)
– Crom hóa trị VI (Cr6+)
– Hợp chất Polybrominated Bisphenyl (PBB)
– Hợp chất Polybrominated Diphenyl Ete (PBDE)
Vì vậy, hạn chế sử dụng 6 chất nguy hiểm này trong bất kỳ sản phẩm nào là góp phần kiến tạo cuộc sống chất lượng. Vì thế hệ hôm nay và cho thế hệ tương lai.
Giống với tiêu chuẩn CE Marking, RoHS cũng có nhóm sản phẩm, hàng hóa riêng biệt để áp dụng. Top 5 sản phẩm mà chỉ thị này lưu ý đầu tiên đó là đồ gia dụng lớn, đồ gia dụng nhỏ, thiết bị IT – viễn thông, hàng tiêu dùng và thiết bị chiếu sáng. Bao gồm máy giặt, tủ lạnh, lò nướng, điện thoại, máy tính, TV, radio… Các loại đèn như downlight, đèn rọi, panel, đèn đọc sách,… Ngoài ra còn có các loại đồ chơi giải trí, thiết bị thể thao, dụng cụ quan sát, thiết bị bán dẫn,…
RoHS là lời cam kết trách nhiệm của nhà sản xuất với người tiêu dùng
NVC Lighting là Thương hiệu đèn LED chiếu sáng đẳng cấp châu Âu. Chính vì vậy, quá trình để hoàn thiện một sản phẩm chiếu sáng không phải là dễ dàng. Từ khâu chọn vật liệu cho đến quá trình gia công, hoàn thiện sản phẩm. Tất cả mọi thứ đều phải làm theo một quy trình công nghệ hiện đại chuẩn mực. Nhằm đem đến cho khách hàng sản phẩm đèn LED NVC Lighting có chất lượng cao nhất.
Quá trình kiểm nghiệm sau hoàn thiện là vô cùng quan trọng. Đây là khâu chứng thực sản phẩm NVC Lighting an toàn với các cơ quan. Từ đó, có trách nhiệm với mọi sản phẩm đèn LED chiếu sáng được bán trong thị trường EU nói chung và các quốc gia khác nói riêng.
Mỗi sản phẩm đèn LED NVC Lighting đều được in dấu RoHS trên bao bì sản phẩm rõ ràng. Mẫu chữ và mực in chuẩn rõ nét không nhòe, không xô lệch. Và được in ở vị trí thông tin sản phẩm dễ thấy. Ngoài ra, các sản phẩm đèn LED NVC Lighting có thiết kế đa dạng, tuổi thọ cao, tiết kiệm điện, hoạt động ổn định,… Do đó, sản phẩm đang dần có mặt nhiều hơn trong mỗi gia đình Việt Nam với nguồn ánh sáng tốt nhất. Hướng tới mục tiêu chất lượng sản phẩm hàng đầu. NVC Lighting luôn thực hiện đúng slogan: “Chúng tôi không chỉ bán Đèn, Chúng tôi bán Ánh sáng”.
Bài viết “Tiêu chuẩn RoHS là gì?“
NVC Lighting Việt Nam
Xin vui lòng ghi rõ nguồn https://nvc-lighting.com.vn khi đăng tải lại bài viết. Để làm động lực cho NVC Lighting Việt Nam tiếp tục sáng tạo. Để có những bài viết hay hơn phục vụ cộng đồng, phụng sự xã hội.
Bài viết liên quan
Sự khác nhau giữa công suất dòng DC và công suất dòng AC
Công suất đèn, công suất điện hay công suất hoạt động là thông số rất quen thuộc. Chúng ta đều có thể dễ dàng đọc và hiểu chiếc đèn này có công suất 6W hay 9W nào đó chẳng hạn. Đơn giản là chúng ta hiểu rằng đèn có công suất cao sẽ sáng hơn […]
Hệ số công suất Power Factor (PF) là gì? Có ý nghĩa như thế nào?
Hệ số công suất Power Factor (PF) là đại lượng chỉ xuất hiện trong các thiết bị sử dụng dòng điện xoay chiều. Đây là một khái niệm được đề cập khá ít trong các tài liệu hướng dẫn. Bài viết hôm nay, NVC Lighting sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thông số này. […]
Giao thức điều khiển chiếu sáng tự động DALI là gì?
Tích hợp điều khiển chiếu sáng tự động là một bước tiến lớn của công nghệ, khoa học kỹ thuật. Những ứng dụng thiết thực này đang làm đổi mới bộ mặt ngành công nghiệp chiếu sáng. Một thiết bị chiếu sáng hiện nay ngoài chất lượng tốt. Còn phải đáp ứng những tiêu chí […]
Chứng nhận CE Marking trên hàng hóa có ý nghĩa như thế nào?
CE là hai ký tự bạn dễ nhìn thấy ở rất nhiều sản phẩm trên thị trường. Nhưng thật sự ý nghĩa đằng sau ký hiệu này là như thế nào thì không phải ai cũng hiểu và nắm rõ. Vậy CE Marking là gì? Vai trò của CE liên quan đến chất lượng hàng […]
Phân biệt sự khác nhau giữa các công nghệ chip LED: DIP, SMD, COB và MCOB
Công nghệ LED đầu tiên được Nick Holonyak phát triển vào năm 1962 mang tên DIP. Hiện nay DIP vẫn được sử dụng nhưng đã ít dần đi. Chúng ta quen dần hơn với SMD, COB hay MCOB. Vậy thực chất DIP, SMD, COB hay MCOB là gì? Chúng khác nhau như thế nào? Hôm […]